Dây cung là một trong những thành phần quan trọng trong quá trình nha khoa, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tư thế của răng. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại dây cung khác nhau như dây cung SS, dây Niti và dây TMA. Trước khi quyết định sử dụng loại dây cung nào, nên nghiên cứu và so sánh để hiểu rõ về ưu điểm và nhược điểm của từng loại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về dây cung SS, dây Niti và dây TMA.
Dây cung thép không gỉ (stainless steel-SS)
Dây SS là vật liệu có độ bền cao, độ cứng cao, phạm vi hoạt động thấp và đặc tính bật đàn hồi thấp. Khả năng tạo hình cao và chi phí sản xuất thấp biến chúng thành hợp kim được sử dụng phổ biến nhất trong nhiều năm. Do độ cứng cao, dây này không phù hợp cho giai đoạn làm phẳng. Dây cung SS thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình nha khoa, khi việc điều chỉnh vị trí của răng cần sự ổn định và độ cứng cao.
Tỉ lệ tải/thoái lực vì lực của chúng phải được giảm xuống để có thể được sử dụng trong giai đoạn điều trị này. Để làm được như vậy thì hoặc là chiều dài của dây phải được tăng lên hoặc đường kính của chúng được giảm đi. Tuy vậy, việc làm giảm tỉ lệ tải/thoái lực làm cho việc kiểm soát di chuyển răng khó khăn hơn.
Cách thay đổi tỷ lệ tải lực
Để làm tăng chiều dài của dây đó là thêm các loop. Bởi lực được đặt lện dây là tỷ lệ nghịch với lập phương chiều dài của nó nên tổng lực đặt lên các dây có loop giảm đi đáng kể. Nói cách khác, do phạm vi làm việc của chúng tăng, các dây sẽ ở trạng thái kích hoạt trong thời gian lâu hơn.
Làm giảm kích thước của dây là một phương pháp khác để làm giảm tỉ lệ tải/thoái lực, nhưng cách này bị hạn chế do kích thước của các dây sẵn có trên thị trường. Mặc dù việc làm giảm kích thước có thể tăng độ đàn hồi của dây, nó cũng làm tăng vùng hoạt động giữa rãnh mắc cài và dây cung, dẫn tới kết quả là mất kiểm soát răng. Để việc kiểm soát lực và di chuyển răng tối ưu, sự khác biệt giữa dây cung và kích cỡ rãnh mắc cài phải tối thiếu là 0.002 inch.
Dây Nickel titanium (Dây NiTi)
Dây Niti là một loại dây có tính đàn hồi cao và khả năng bền vững sau khi sử dụng. Điểm đặc biệt của dây cung Niti là khả năng tự động phục hồi hình dạng ban đầu sau mỗi lần biến dạng. Điều này giúp việc điều chỉnh răng dễ dàng hơn và giảm thiểu đau và khó chịu cho bệnh nhân.
Ba đặc tính chính của dây NiTi làm cho chúng khác biệt so với SS:
- Độ đàn hồi cao
- Khả năng ghi nhớ hình dạng
- Đề kháng được với biến dạng vĩnh viễn
Các dây NiTi đàn hồi gấp đôi các dây SS và hệ số đàn hồi của chúng là 26% so với SS.
Với những đặc tính đó, hợp kim NiTi là lý tưởng cho giai đoạn làm phẳng. Tuy vậy, những biến đổi vĩnh viễn liên quan trực tiếp tới thời gian, một vài biến dạng có thể dự tính được khi chúng ở trong miệng. Thậm chí với cả Nitinol có đặc tính bật đàn hồi rất cao bởi nó được sản xuất với quy trình nhiệt lạnh, không có tính siêu đàn hồi và nhớ hình dạng như một vài dây NiTi khác. Ký ức hình dạng là quá trình lưu giữ hình dạng cho phép các hợp kim dễ dàng trở lại hình dạng bạn đầu sau khi được làm nóng trên nhiệt độ biến đổi nhất định.
Siêu đàn hồi: Thuật ngữ siêu đàn hồi, được sử dụng với một vài dây NiTi, có nghĩa rằng dây cung có thể duy trì được một cường độ lực nhất định cho tới khi chạm tới điểm biến dạng xác định và có thể giữ trạng thái không đổi khi không được kích hoạt.
Dây hợp kim ß-Titanium molybdenum (Dây cung TMA)
Dây B-Ti (TMA) là một loại dây cung được làm từ hợp kim titanium-molybdenum. Những đặc tính đàn hồi của chúng là trung gian giữa SS và NiTi. Mặc dù dộ đàn hồi của chúng cao, dây TMA có thể tạo hình được, có thể hàn và gắn được – không giống như hợp kim NiTi. Hệ số đàn hồi của chúng gần gấp đôi của Nitinol và bằng 1/3 của SS.
Các dây TMA có giá trị ma sát cao và bề mặt xù xì hơn là hợp kim NiTi và SS. Đó là lý do tại sao chúng được sử dụng hầu hết ở cơ học cung phân đoạn hơn là cơ học trượt. Dây TMA mà đã xử lý bề mặt có độ bật đàn hồi gấp đôi dây SS, nó có thể được sử dụng ở giai đoạn làm phẳng hoặc giai đoạn hoàn thiện.
Dây TMA cũng có khả năng chống mòn và chịu được môi trường miệng ẩm ướt. Tuy nhiên, so với dây Niti, dây cung TMA có tính đàn hồi thấp hơn và có thể dễ dàng bị biến dạng trong quá trình điều chỉnh răng.
So sánh dây cung SS, NiTi và TMA
Kết luận
Dựa trên nghiên cứu so sánh về dây cung SS, dây Niti và dây TMA, có thể thấy mỗi loại dây cung có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dây cung SS có độ cứng cao nhưng tính đàn hồi thấp, dây cung Niti có tính đàn hồi cao và khả năng tự phục hồi, trong khi dây cung TMA có tính đàn hồi trung bình và khả năng chống mòn.
Chọn loại dây cung phù hợp là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị chỉnh răng. Chuyên gia nha khoa cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như độ đàn hồi, sức mạnh và độ bền, khả năng di chuyển, ổn định sau điều trị, tương thích với môi trường miệng và chi phí trước khi quyết định sử dụng dây cho từng trường hợp cụ thể.