Khớp cắn ngược ở trẻ em và vai trò khí cụ Facemask trong điều trị sai khớp cắn hạng III

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược là một trong những sai lệch cần phải nắn chỉnh phổ biến ở những bệnh nhân đang lớn. Nó thường xảy ra ở hàm răng sữa hoặc răng hỗn hợp, là hệ quả của sự bất hài hòa phức tạp xương, răng và các thành phần chức năng ở trẻ em.

Chúng ta biết rằng cắn ngược có thể do hàm trên lùi đặc (retrusive upper maxilla), hàm dưới nhô (protrusive mandible) hoặc do cả hai nguyên nhân trên (cắn ngược do xương); nhưng nếu chỉ có một hoặc vài răng bị ảnh hưởng, nguyên nhân có thể đơn thuần là do răng trong trường hợp đó chúng ta có thể thấy răng cửa hàm trên nghiêng về phía khẩu cái (palatoversion), có hoặc không có đi kèm với tình trạng răng cửa hàm dưới nghiêng về phía má. Khớp cắn ngược có thể là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của sai khớp cắn hạng III.

Sai khớp cắn hạng III là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm trên lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm dưới ở vị trị bình thường.

Nguyên nhân khớp cắn ngược ở trẻ

  • Ảnh hưởng từ di truyền.
  • Thói quen (Trượt hàm dưới ra trước khi nhai đẩy răng cửa hàm trên lùi sau).
  • Độ dài cung răng không đủ. Điều này có thể làm cho một hoặc nhiều răng vĩnh viễn mọc lệch về phía lưỡi (lingual deviation).
  • Răng sữa tồn tại quá lâu trên cung hàm khiến răng vĩnh viễn mọc sai chỗ.
  • Tổn thương do chấn thương ở hệ răng sữa đôi khi có thể làm sai lệch vị trí của răng vĩnh viễn đang hình thành, đẩy răng mọc nghiêng về phía khẩu cái và tạo ra cắn ngược.
  • Răng dư mọc nghiêng về phía môi hoặc má (buccally placed)
  • Các răng phía trước hàm trên quá chen chúc.
XEM THÊM:  Những Lỗi Trong Thực Hành Chỉnh Nha

Hàm Facemask

Face Mask là một trong các lựa chọn điều trị chọn điều trị cần chéo phía trước do thiểu sản xương hàm trên ở bệnh nhân trẻ em đang trong giai đoạn phát triển của bộ răng sữa hoặc ở giai đoạn đầu của hệ răng hỗn hợp. 

Kéo giãn xương hàm trên theo chiều trước sau, ngang, đứng có thể thực hiện được vì phức hợp sọ mặt có thể uốn nắn, chúng ta có thể đạt được sự thay đổi rõ rệt ở cả 3 mặt phẳng. Xương hàm trên đáp ứng với kích thích chỉnh hình và chức năng do có kích thích tiêu xương và bồi đắp xương dưới màng xương. Do đó mục tiêu điều trị là kích thích xương hàm trên phát triển.

Pospeschnigg (1875) là người đầu tiên phát triển ý tưởng kéo giãn xương hàm trên, đến cuối thập niên 60 Declaire làm mới lại việc sử dụng hàm facemask cho mục đích kéo xương hàm trên ra trước để chỉnh sửa sự xoay ra sau và thiểu sản xương hàm trên trong quá trình điều trị cho bệnh nhân khe hở môi –vòm miệng. Cuối thập niên 70, Petit đề xuất sử dụng khí cụ này cho bệnh nhân có khớp cắn loại III cần đưa hàm trên ra trước, ông điều chỉnh khí cụ để tạo lực lớn hơn và giảm thời gian điều trị. Face Mask có thể kết hợp khí cụ nong khẩu cái (Hyrax) để điều trị can thiệp khớp cắn hạng III do xương thực sự với cắn chéo phía trước.

XEM THÊM:  Nhổ răng hay không nhổ răng trong chỉnh nha?


Cấu tạo Facemask

  1. Phần đỡ trán: đặt phía trên lông mày 1-2 cm hoặc cách đều giữa lông mày –chân tóc
  2. Phần đỡ cằm: đặt dưới rãnh cằm 7mm
  3. Thanh đỡ chính: làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt trẻ
  4. Thanh ngang: đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2-3cm
  5. Chun: Được móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1-1,5cm so với mặt phẳng cắn, không làm tổn thương khóe miệng, tạo lực 800-1500g cho cả 2 bên kéo chun
  6. Khí cụ nong khẩu cái Hydrax với mặt phẳng trượt bằng nhựa trên mặt nhai răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, có móc tương ứng răng nanh để kéo chun.

Thời điểm điều trị

Càng sớm càng tốt khi răng hàm lớn hàm trên, răng cửa giữa và răng cửa bên mọc lên hoàn toàn.

Trước khi đeo Facemask nên đặt khí cụ nong nhanh hàm trên và được kích hoạt 2 lần 1 ngày để mở đường khớp (trán – hàm trên, gò má – thái dương, gò má – hàm trên, bướm – khẩu cái, gian khẩu cái, sàng – hàm trên, mắt – hàm trên) tạo điều kiện cho facemask kéo khối hàm trên tịnh tiến ra trước.

Chỉ định đeo hàm facemask

  1. Trẻ có xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau.
  2. Trẻ bị sai khớp cắn hạng III xương do thiểu sản xương hàm trên
  3. Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng, kém phát triển hàm trên.
XEM THÊM:  Chuẩn bị những vật dụng nào khi mở phòng khám nha khoa?

Hiệu quả của Facemask

  1. Sửa chữa sự chênh lệch giữa tương quan tầm và khớp cắn trung tâm, gặp ở hầu hết những trường hợp bệnh nhân có khớp cắn hạng II giả.
  2. Kéo xương hàm trên ra trước khoảng 1- 3mm.
  3. Di răng hàm trên ra trước
  4. Xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau làm tăng chiều cao tầng mặt dưới, xương hàm trên đi ra trước xuống dưới.
  5. Tăng thể tích xương gò má.

Thời gian đeo hàm

Facemask được sử dụng liên tục cho tới khi đạt độ cắn chìa 3 – 5mm (bù trừ 1 phần tái phát sau tháo hàm). Trẻ cần đeo hàm cả ngày trừ lúc ăn và chơi thể thao. Khuyến khích trẻ đeo Facemask lúc ngủ vì ban đêm, hormon tăng trưởng được giải phóng “trẻ em lớn lên trong giấc ngủ”.

Xương hàm trên có thể di trước 2 – 4mm khi kéo Facemask trong 8 – 12 tháng nhưng hầu hết những thay đổi về chỉnh hình có thể nhìn thấy được trong vòng 3 – 6 tháng kéo liên tục.

—————

VIỆT HÙNG GROUP

Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.

Website: https://viethungdent.vn

Hotline: 0901 447 969

Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.

Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.

Google Reviews: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *