Những trường hợp không thể chỉnh nha

Chỉnh nha là một trong những phương pháp chỉnh nha được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Chỉnh nha giúp khắc phục những khuyết điểm của răng như hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc…

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chỉnh nha, nếu cố thực hiện không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và cơ thể. Và sau đây là những trường hợp không thể chỉnh nha.

Trường hợp không thể chỉnh nha do mắc bệnh nha chu quá nặng

Viêm nha chu là bệnh xảy ra ở xung quanh răng và khi vi khuẩn tấn công men răng, len sâu vào nướu lợi sẽ gây nên những triệu chứng hay nướu sưng đỏ hoặc tụt nướu. Và khi bị tụt nướu, lợi sẽ không còn nơi bám víu thì rất khó có thể thực hiện phương pháp niềng răng thẩm mỹ.

Sở dĩ không thể niềng răng được vì đây là phương pháp sử dụng các dây cung và mắc cài kết hợp dùng lực tác động trực tiếp lên răng giúp răng di chuyển vào đúng vị trí. Nếu răng không được chắc chắn, khỏe mạnh thì các khí cụ niềng răng không thể phát huy hết tác dụng.

Vì vậy, khi bị viêm nha chu thì đầu tiên bạn cần điều trị triệt để tránh tình trạng tiêu xương, mất răng và ổn định cung hàm mới có thể niềng răng.

XEM THÊM:  Dây cung niềng răng có mấy loại? Tác dụng như thế nào?

Trường hợp không thể chỉnh nha do mắc các bệnh lý cơ thể

Cũng giống như nhổ răng, những người mắc các bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch, tiểu đường và ung thư… đều nằm trong những trường hợp không thể chỉnh nha.

Sở dĩ những người mắc bệnh tiểu đường không thể chỉnh nha là bởi những người này khả năng chống lây nhiễm rất kém. Việc xử lý các vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó lành, dễ gây nhiễm trùng.

Còn những người mắc bệnh tim mạch, tâm thần,… khi niềng răng sẽ cảm thấy khó chịu, căng thẳng và có thể gây tái phát bệnh bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Trường hợp không thể niềng răng do răng đã hàn trám, bọc răng sứ

Bọc răng sứ có niềng răng được không là thắc mắc của không ít bạn. Nhưng tùy theo từng trường hợp cụ thể, có những trường hợp bọc sứ xong vẫn có thể tiến hành niềng răng thẩm mỹ và có trường hợp thì không niềng được.

Chúng ta biết rằng, niềng răng mắc cài là ta phải gắn mắc cài (khí cụ) lên trên bề mặt răng để tạo lực làm răng di chuyển. Do răng sứ, răng giả đã được tạo một độ bóng định ở mặt ngoài nên không có độ bán dính tốt như răng thật. Vì thế, việc gắn cố định mắc cài trên răng sẽ khó có thể thực hiện được.

XEM THÊM:  Những ưu điểm của niềng răng mắc cài sapphire

Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu rằng không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau. Nếu như phần bọc răng sứ không được gắn chặt vào cùi răng thật bên trong thì khi có lực kéo của niềng răng, răng sứ sẽ rất dễ bị tuột ra, không thể di chuyển theo dự định của các bác sĩ. Cùi răng thật lúc này cũng sẽ bị ê buốt, đau nhức và khó chịu.

Các bác sĩ nha khoa cho rằng, nếu như trong trường hợp bạn bọc răng sứ đơn lẻ, bạn cần đảm bảo được tiêu chuẩn của phục hình răng sứ, tức là phần vỏ bọc sứ ôm sát cùi răng thật thì mới có thể niềng răng. Mà điều này thì rất khó ai nói trước được.

Còn với trường hợp bạn bọc răng sứ toàn hàm thì khi bọc răng, bác sĩ đã tính toán để sắp xếp răng đều rồi nên không cần phải niềng răng nữa.

Trường hợp không thể chỉnh nha bởi lệch lạc răng do khung hàm

Một trong những nguyên nhân khiến hàm răng của bạn khấp khểnh, không đều đẹp là do cấu trúc xương hàm. Trong tình huống này, các biện pháp niềng răng hô hoàn toàn không có tác dụng bởi chỉnh nha chỉ di chuyển các răng để sắp xếp lại theo mục đích của bác sĩ chứ không tác động vào xương hàm để chỉnh sửa.

Lúc này, bạn cần phẫu thuật chỉnh hàm nhằm điều chỉnh lại khung xương hàm của mình. Nếu răng sau khi phẫu thuật chỉnh hàm còn dấu hiệu hô, lệch lạc thì bác sĩ mới tiến hành chỉnh nha.

XEM THÊM:  Niềng răng có làm răng bị yếu không?

Trường hợp không thể chỉnh nha do có răng cấy ghép implant

Trong trường hợp bạn đã cấy ghép răng implant, lúc này kỹ thuật chỉnh nha hoàn toàn không thể được thực hiện. Bởi, răng Implant được cấy ghép trụ cố định trong xương hàm. Nếu cố tình chỉnh nha, không những không có hiệu quả, mà còn làm răng Implant bị đào thải, rất nguy hiểm.

Trường hợp không thể chỉnh nha do răng và xương hàm yếu

Nền răng và xương hàm yếu sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu di chuyển theo lực của mắc cài. Khi đó, việc mang mắc cài trên răng và chịu lực kéo trở thành “gánh nặng” đối với răng và xương hàm. Nếu có di chuyển răng được thì cũng rất khó để bảo tồn kết quả niềng răng, và răng sẽ lại xô lệch về vị trí cũ do lực nhai trong khi ăn nha

—————

VIỆT HÙNG GROUP

Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.

Website: https://viethungdent.vn

Hotline: 0901 447 969

Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.

Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.

Google Reviews: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *