CUNG BẺ BẬC – CƠ HỌC CỦA DÂY CUNG CÓ BẬC

Bẻ tinh chỉnh, bậc lên, bậc xuống và bẻ neo chặn ở cơ học Tweed là những ví dụ của cung bẻ bậc. Ở những cơ học này, mô men ở cả hai bên là bằng nhau và cùng hướng (hay nói cách khác, M1/M2 = 1).

Trong những cung có bẻ bậc, sự thay đổi vị trí của các bậc giữa mắc cài không ảnh hưởng tới hệ thống lực. Do vậy, vị trí của các bậc không ảnh hưởng đến tỉ lệ giữa các mô men. Tương tự, nếu chiều cao của các bậc thay đổi, tương quan tuyến tính (linear relationship) xuất hiện giữa các mô men, nghĩa là chiều cao của bậc cũng không ảnh hưởng tới tỉ lệ giữa các mô men.

Trong cơ học của cung bẻ bậc, khoảng gian mắc cài tỉ lệ với tỉ số M/F; khi khoảng cách này tăng lên, tỉ số M/F cũng tăng lên. Cơ học của các cung bẻ bậc giữa hai răng với neo chặn bằng nhau tương tự với cơ học của Hình học loại I.

>> Xem thêm : TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH DẠNG LOOP LÊN TỈ LỆ M/F

Trong thực hành, cách duy nhất để tăng khoảng gian mắc cài là sử dụng các mắc cài hẹp. Khi khoảng gian mắc cài không đồi, khi tăng chiều cao của bậc, các mô men ở cả hai bên cũng tăng lên. Mô men ở mức cao nghĩa là các lực cân bằng cũng sẽ tăng cao hơn nhiều.

XEM THÊM:  Những điều cần biết về trồng Implant răng cửa

Bẻ tinh chỉnh (Artistic bends)

Bẻ tinh chỉnh là sự kết hợp của V-bend và bẻ bậc (step bend) ở vùng răng cửa trong kỹ thuật edgewise với mục đích điều chỉnh trục nghiêng của các răng cửa bằng lệnh thứ hai.

Khi các thân răng bị nghiêng vào nhau do neo chặn tương hỗ, các chân răng phân kỳ xa nhau. Nếu một V-bend nằm giữa các răng cửa giữa. Để có được các mô men bằng nhau và ngược chiều, V-bend phải cách đều các răng.

Bẻ tinh chỉnh là ví dụ của cơ học cung bẻ bậc
Bẻ tinh chỉnh

Bậc lên và bậc xuống (step-up and step-down)

Các bậc lên và bậc xuống thường được sử dụng để điều chỉnh những sai khác về mức độ bằng phẳng giữa hai nhóm răng hoặc để bù lại cho việc đặt sai vị trí mắc cài. Một hệ thống lực sinh ra bởi dây thẳng. Khi một dây thẳng được đặt vào rãnh mắc cài, các mô men bằng nhau và chung hướng sinh ra trên cả hai mắc cài, tạo ra các lực cân bằng ngược hướng và bằng nhau.

Các hệ quả cơ học ở cung có bẻ bậc (stepped arch) và cung có loop (looped arch) là như nhau.

Cung thẳng (a); cung bẻ bậc (b); cung có loop (c) giữa hai mắc cài có cùng các hệ quả cơ học
Cung thẳng (a); cung bẻ bậc (b); cung có loop (c) giữa hai mắc cài có cùng các hệ quả cơ học

Bẻ neo chặn Tweed

Trong cơ học Tweed, bẻ neo chặn (anchorage bend) được sử dụng để làm nghiêng thân răng hàm lớn hàm dưới về phía xa để gia cố neo chặn chống lại các lực khi mắc chun loại II. Với sự hỗ trợ của các đoạn bẻ bậc phía gần và phía xa của răng hàm lớn thứ nhât hàm dưới, ta có được các mô men cùng hướng và bằng nhau trên tất cả các răng.

XEM THÊM:  MUA MẮC CÀI CHỈNH NHA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Hệ thống lực này đạt cân bằng tĩnh khi các răng hàm lớn thứ hai trồi và các răng hàm nhỏ lún ở hàm dưới, có thể sẽ gây ra khớp cắn hở. Điều này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân có kiểu tăng trưởng theo hướng đứng.

Bẻ dây gia cố neo chặn kiểu Tweet

Bù trừ răng hàm lớn (molar offset) và toe-in là những ví dụ về bẻ bậc theo hướng ngang. Hệ thống lực xuất hiện khi dây cung có bẻ bù trừ răng hàm lớn và toe-in được đặt lên các khí cụ gắn cố định (attachment): ở trên các răng hàm lớn và răng hàm nhỏ thứ hai là các mô men chung hướng. Các lực cân bằng có xu hướng di chuyển răng hàm lớn ra ngoài và răng hàm nhỏ thứ hai vào trong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *