THIẾT KẾ KHÍ CỤ NONG HÀM NEO CHẶN MINIVIS

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, khi nong hàm có ba thành phần được mở rộng bao gồm xương (tách đường khớp giữa khẩu cái), xoăn vặn xương ổ răng và nghiêng thân răng về phía má.

Tỷ lệ của các thành phần này phụ thuộc vào mức độ cốt hóa của đường khớp giữa. Trong một nghiên cứu, chứng minh rằng, ở trẻ em, nong hàm bao gồm 50% xương và 50% răng; còn ở thiếu niên, bao gồm 35% xương và 65% răng. Thành phần răng và xương ổ răng được nong rộng là tác dụng không mong muốn khi nong hàm.

Tác dụng không mong muốn khi nong hàm dẫn đến một số biến chứng:

  • Tạo ra khe hở xương phía má, dẫn đến tụt lợi. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở vùng răng hàm nhỏ, đây là vị trí có xương vỏ mỏng nhất.
  • Gây tiêu chân răng ở các răng chịu lực trực tiếp từ khí cụ nong hàm, thậm chí chết tủy khi lực quá lớn.
  • Làm tăng góc mặt phẳng hàm dưới do làm trồi múi chịu răng hàm (vì răng bị nghiêng về phía má), do đó tình trạng quá phát theo chiều đứng ở bệnh nhân góc hàm mở sẽ càng nặng thêm.

Các biến chứng này hay gặp hơn khi thực hiện ở bệnh nhân thiếu niên do đường khớp giữa khẩu cái đã bị cốt hóa một phần. Hiện nay, dùng minivis để tăng cường neo chặn sẽ giúp hạn chế các biến chứng trên nhờ làm giảm tác động của lực lên răng và xương ổ răng.

XEM THÊM:  Niềng răng có làm răng bị yếu không?

Minh họa ở bệnh nhân 17 tuổi

(a,b) Ảnh chụp miệng trước và sau nong hàm (c) Phim CT trước nong hàm
(a,b) Ảnh chụp miệng trước và sau nong hàm (c) Phim CT trước nong hàm

Hình trên cho thấy sự ổn định của trục răng trong quá trình nong hàm với hỗ trợ neo chặn từ minivis ở bệnh nhân 17 tuổi. Trước khi nong hàm, xương vỏ phía má của các răng hàm nhỏ và răng hàm lớn rất mỏng. Sức cản của đường khớp giữa khẩu cái là rất cao ở lứa tuổi này.

Do đó, sẽ có nguy cơ hình thành khe hở xương tựa vào các răng hàm nhỏ. Phim cắt lớp trước và sau nong hàm cho thấy, sự mở rộng chủ yếu là do tách khớp và xoắn vặn xương ổ răng mà không có sự nghiêng về phía má của các răng hàm nhỏ, các răng hàm lớn chỉ bị nghiêng nhẹ. Nhờ vậy, xương vỏ bản ngoài vẫn được bảo tồn mặc dù rất mỏng.

Thiết kế khí cụ

Có hai kiểu thiết kế khí cụ chính để nong hàm với sự hỗ trợ neo chặn từ minivis. Kiếu thứ nhất là nong hàm neo chặn hoàn toàn bằng 4 minivis. Kiểu thứ hai được sử dụng phổ biến hơn, phối hợp neo chặn của răng hàm lớn và 2 minivis ở vùng răng hàm nhỏ

Hai kiểu thiết kế khí cụ nong hàm bằng minivis
Hai kiểu thiết kế khí cụ nong hàm bằng minivis

Vùng cận giữa khẩu cái ngang mức với khoảng giữa răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai, cách đường khớp giữa 3-4 mm về phía bên có đủ chiều dày xương để cắm minivis (>6 mm). Vị trí cắm vis này cũng giúp dễ thiết kế khí cụ hơn, bệnh nhân dễ chịu hơn. Nên dùng loại vis đường kính lớn nhất, nhưng phần trong xương ngắn (khoảng 6 mm) để tránh thủng vào hốc mũi.

XEM THÊM:  SỬA CHỮA CẮN HỞ - NHỮNG TRƯỜNG HỢP GÓC HÀM LỚN

Sau khi cắm minivis, tiến hành lấy dấu, đổ mẫu, đặt minivis giả định lên mẫu hàm và gửi xưởng để chế tạo khí cụ. Sau khi cắm minivis, nên chờ đợi 4 6 tuần lành thương rồi mới tải lực nhằm tạo điều kiện hình thành nhiều xương lá xung quanh minivis hơn. Kích hoạt khí cụ với tốc độ giống như khí cụ nong hàm thông thường, khoảng 0,5 mm/24 giờ (2/4 vòng một ngày).

Với các bệnh nhân thiếu niên lớn tuổi, nên dùng kiểu thiết kế khí cụ nong hàm neo chặn hoàn toàn bằng 4 minivis. Tuy nhiên, khi đã hết tuổi tăng trưởng, việc tách đường khớp giữa khẩu cái chỉ có thể được thực hiện bằng phẫu thuật. Để tăng cường sự ổn định của minivis, không nên tải lực trong vòng 2 tháng sau khi cắm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *