CHỈ ĐỊNH CỦA DI XA RĂNG HÀM LỚN VĨNH VIỄN THỨ NHẤT HÀM TRÊN
Di xa răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên có thể được xem là một trong những phương pháp điều trị hay được sử dụng trong việc điều chỉnh các sai lệch loại II răng hàm. Nhưng phương pháp này chỉ được thực hiện một khi có kế hoạch điều trị toàn diện.
Bù trừ răng-xương ổ răng trong khớp cắn loại II xương
Loại II được định nghĩa bằng sự lệch lạc chiều dọc giữa của các nền xương hàm trên và hàm dưới, hàm dưới nằm ở vị trí phía sau nhiều so với hàm trên.
Loại II rơi vào hai khả năng, hoặc là xương hàm trên (sự đưa ra trước của xương hàm trên) hoặc là xương hàm dưới (sự lùi sau của xương hàm dưới), hoặc kết hợp cả hai yếu tố.
Chỉnh hình là công cụ được kỳ vọng nhất trong việc chỉnh sửa những trường hợp sai lệch khớp cắn theo chiều dọc giữa. Nhưng đôi lúc cũng gặp nhiều khó khăn hoặc không đủ, chính vì vậy phải cần đến hiện tượng bù trừ của răng và xương ổ răng. Sự lùi sau của răng hàm có thể được chỉ định trong trường hợp này để đưa về lại khớp cắn loại I răng hàm.
Chỉ định trong việc lùi sau của răng hàm
Sự bù trừ này có thể kèm theo hoặc không việc chỉ định nhổ răng hàm nhỏ tùy thuộc vào độ lớn của sự lệch lạc cần sửa chữa. Sự lùi sau của các răng hàm hàm trên được chỉ định trong những trường hợp sau:
• Trường hợp không có chỉ định nhổ răng:
Nếu cung răng hàm dưới ở vị trí hoàn toàn tốt và sự lệch lạc nền xương là không đáng kể, loại II nhẹ và khớp cắn loại I có thể dễ dàng thiết lập lại bằng việc di xa răng hàm hàm trên.
• Trường hợp có chỉ định nhổ răng:
Khi mà tổng khoảng sau nhổ răng được sử dụng ở hàm dưới để sắp xếp lại vị trí của răng cửa, san bằng đường cong Spee và là giải pháp cho sự bất hài hòa răng – răng, sửa chữa khớp cắn loại II răng hàm cần sự di sau của răng hàm hàm trên.
Như vậy, sự choặc sự lùi sau của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất có thể xen kẽ nhau trong kế hoạch điều trị sai lệch khớp cắn loại II có nhổ răng hoặc là yếu tố bổ sung tùy thuộc vào độ lớn của lệch lạc và sự bất hài hòa răng – hàm. Việc sửa chữa cho sự bất tương xứng theo chiều dọc giữa này có thể phức tạp hơn, nếu có sự kết hợp giữa bất tương xứng chiều dọc giữa và chiều ngang, điều này có khả năng làm thay đổi chỉ định của việc lùi sau răng hàm đã kể trên.
Sửa hiện tượng chen chúc phía trước mức độ trung bình hoặc chen chúc đoạn giữa
Di xa răng hàm là một kế hoạch chủ lực trong kế hoạch chỉnh sửa các dạng chen chúc này, nhất là trong trường hợp mặt nghiêng lùi sau, các chỉ định nhổ răng đều chống chỉ định vì có thể gây ra tình trạng tầng mặt dưới lùi sau quá mức. Do vậy, khi có sự bất hài hòa răng – hàm, việc lùi sau răng hàm có thể cho phép, trong những trường hợp nhất định, tránh được việc phải nhổ răng, bằng cách làm tăng lên các khoảng có sẵn ở phía trước. Ước tính sự bất hài hòa răng – hàm và các khả năng khác nhằm tăng thêm được khoảng cũng phải được tính đến, trước khi đặt ra câu hỏi: Nhổ răng hay di xa các răng hàm.
Ước tính mức độ bất hài hòa tổng thể
Ước lượng dựa trên tính toán về sự chen chúc và việc sắp xếp lại nhóm răng cửa.
Sự chen chúc
Được tính bằng khoảng chênh lệch giữa khoảng cần thiết và khoảng sẵn có.
Theo Nance, khoảng cần có được biểu thị bằng tổng kích thước chiều gần xa của các răng nằm ở phía gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.
Khoảng sẵn có được định lượng bằng chiều dài của sợi kim loại mềm đặt ở mặt nhai của cung răng, từ mặt gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất bên phải đến mặt gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất bên trái.
Hiệu số của hai khoảng này cho phép đánh giá mức độ chen chúc của các răng.
Sắp xếp lại nhóm răng cửa
Được ước tính dựa vào phim sọ nghiêng theo các cách khác nhau tùy thuộc vào phương pháp phân tích sọ nghiêng.
Vị trí của răng cửa ảnh hưởng đến khoảng sẵn có trên cung hàm theo hướng thêm được khoảng nếu răng cửa hướng về phía tiền đình hoặc theo hướng mất đi khoảng nếu răng cửa hướng về phía lưỡi.
Từ đó, người ta có thế tính được sự bất hài hòa tổng thể (DG = dysharmonie gobale) theo ¼4 cung răng. Giá trị này bằng một nửa của độ chen chúc cộng hay trừ khoảng cần có để sắp xếp lại nhóm răng cửa (Ri).
DG/ ¼ cung răng =½ DG +/- Ri
Thêm khoảng sẵn có
Có nhiều phương pháp thêm khoảng tùy thuộc vào mức độ bất hài hòa tổng thể.
Người ta tiến hành theo hai hướng: Hoặc giảm khoảng cần thiết hoặc tăng khoảng sẵn có.
Giảm khoảng cần thiết
• Cắt kẽ: Mài bớt phần men hai mặt bên của các răng, theo BEGG và HUDSON cho phép thêm được 1,17 đến 5,25 mm tổng chu vi cung hàm.
• Nhổ răng: Lựa chọn các răng để nhổ phụ thuộc vào kết quả cần đạt được khi nghiên cứu về sự thiêu hụt cũng như khá năng điều trị của chúng ta. Khi bất hài hòa răng-hàm lớn hơn 5 mm, việc nhồ răng là được tính đến.
Tăng khoảng sẵn có
Rất nhiều phương pháp dùng để tăng khoảng sẵn có:
• Nong hàm (phương pháp này được chứng minh có khá năng điêu trị và có thế được sử dụng để tăng thêm khoảng một cách riêng lẻ).
Nghiêng ngoài các răng cửa.
• Lùi sau hoặc dựng thắng các răng hàm.
Chọn lựa: Nhổ răng hay lùi các răng hàm về sau
Quyết định nhổ răng được đưa ra sau khi đánh giá các ca lâm sàng đa số có hiện tượng chen chúc, lựa chọn này thường được xem xét lại kỹ cang trong trương hợp hiện tượng chen chúc là ít và người bác sĩ có thê hướng đên các phương pháp điều trị mang tính bảo tồn khác, dựa trên việc di xa các răng hàm, mặc dù phải đối mặt với nguy cơ tái phát.
Đánh giá mức độ bất hài hòa tổng thể và khả năng tăng thêm khoảng cho phép hướng đến các điều trị bảo tồn. Nhưng quyết định điều trị chí được đưa đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố liên quan đến chẩn đoán.
Răng hàm hàm trên bị di gần
Có thể chỉ định di xa răng hàm khi gặp một trong ba trường hợp răng hàm lớn vĩnh viên hàm trên ở vị trí di gần:
• Răng mọc về phía gần: Là sự sai lệch vị trí mọc, răng mọc về phía gần so với vị trí bình thường.
• Sự di gần: Răng mọc đúng trong vị trí bình thường nhưng dịch dần về phía trước song song với trục lớn của răng.
• Sự nghiêng gần: Là sự nghiêng gần của trục lớn của răng sau khi răng mọc hoàn toàn bình thường trên cung hàm.
Các trường hợp trên, chúng ta thường dùng chung một từ là răng di gần.
Xem thêm – CÁC KHÍ CỤ ĐIỀU CHỈNH DI XA RĂNG HÀM LỚN