Răng thế nào bị coi là khớp cắn ngược?

Khớp cắn ngược (răng móm) là sai lệch khớp cắn phổ biến gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, khiến cho bệnh nhân tự ti, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối và tác động xấu tới cử động của hàm.

Nguyên nhân gây khớp cắn ngược

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, có thể là do răng hoặc do xương hàm hoặc do cả răng và xương hàm.

  • Do răng: Biểu hiện là nhóm răng cửa phía trước của hàm dưới chìa ra bên ngoài, bao lấy răng hàm trên. Khớp cắn ngược do răng do thể điều trị bằng phương pháp niềng răng, tuy nhiên nếu điều trị sớm thì do răng trên luôn bị răng dưới gây cản trở phía trước nên răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, nhất là giai đoạn trẻ còn đang tăng trưởng và phát triển. Hậu quả là xương hàm trên kém phát triển hơn so với hàm dưới biểu hiện ra là một khuôn mặt lõm hay còn gọi là mặt gãy ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.
  • Do xương hàm: xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới. Với trường hợp khớp cắn ngược do xương mức độ nặng thì hướng điều trị chủ yếu là phẫu thuật tạo hình. Hầu hết các trường hợp phẫu thuật là từ 18 tuổi trở lên để đảm bảo là các dấu hiệu tăng trưởng đã ngừng lại và các sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục.
XEM THÊM:  Xương và răng hạng I, cắn sâu - Ca lâm sàng 3

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Nếu tình trạng này gặp ở trẻ nhỏ vẫn còn răng sữa và cơ hàm không bị đưa ra quá nhiều thì bố mẹ nên theo dõi sự phát triển của răng trẻ thường xuyên. Vì trong giai đoạn này, răng trẻ vẫn chưa phát triển ổn định. Bên cạnh đó, bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ từ bỏ thói quen xấu như chống tay lên cằm, cắn răng…Khi hết giai đoạn thay răng sữa mà trẻ vẫn còn tình trạng sai lệch khớp cắn, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám.

Nếu lúc này xác định trẻ bị ngược khớp cắn do răng, bố mẹ nên chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng cho trẻ. Độ tuổi vàng để niềng răng là từ 13-18 tuổi do lúc này các cấu trúc răng chưa ổn định. Niềng răng sớm sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Tác hại

  • Gây mất cân đối cho khuôn mặt, mất thẩm mỹ: Khớp cắn ngược gây ra tình trạng mặt gãy do phần cằm nhô chìa phía trước, rất dễ nhận thấy, khuôn mặt có xu hướng dài bất thường. Khớp cắn ngược làm cho khuôn mặt thiếu cân đối, già hơn so với tuổi.
  • Khiến bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề tâm lý như lo lắng, tự ti, hạn chế trong giao tiếp.
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Do tương quan giữa hai hàm răng bị sai lệch nên việc cắn xé thức ăn rất kém. Điều này còn có thể làm phát sinh một số vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến việc phát âm: Cấu trúc hàm bị sai lệch nên một số người phát âm không được chuẩn từ ngữ, hay bị nghịu hoặc nói nuốt âm.
XEM THÊM:  Xương và răng hạng I, cắn sâu - Ca lâm sàng 3

—————

VIỆT HÙNG GROUP

Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.

Website: https://viethungdent.vn

Hotline: 0901 447 969

Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.

Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.

Google Reviews: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *