Xuyên suốt lịch sử của chỉnh nha, rất nhiều khí cụ cố định và tháo lắp đã được sử dụng để chỉnh sửa các vấn đề về khớp cắn và thẩm mỹ về khuôn mặt. Tuy vậy, bản thân chúng cũng là những vật ngoại lai, khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng đôi khi có thể gây ra các sự cố khiến mô mềm và mô cứng bị tổn thương trong chỉnh nha, cần phải được xức lý tức thời khi chỉnh nha. Số lượng các trường hợp cần xử lý cấp cứu khi chỉnh nha liên quan trực tiếp với chất lượng của vật liệu được sử dụng.
Phân loại tổn thương trong chỉnh nha
Khi bệnh nhân đến phòng khám, chúng ta có thể xác định được vị trí và mức độ tổn thương. Những tổn thương này có thể chia ra 3 nhóm:
- Tổn thương do khí cụ bên ngoài miệng. Là những tổn thương do các khí cụ như cung môi ngoài, cung mặt (facial mask), tandems, v…v…
- Tổn thương do các khí cụ trong miệng. Là các tổn thương thường xảy ra trong quá trình điều trị chỉnh nha và do các khí cụ tháo lắp hay cố định gây ra, ví dụ: hàm nong nhanh, cung lưỡi, cung ngang khẩu cái, mắc cài và band bị bun. Những khí cụ này có thể gây tổn thương các mô như đường viễn lợi cho đến xương khẩu cái.
- Tổn thương do vệ sinh răng miệng kém. Nguyên nhân do bệnh nhân không chải răng thường xuyên hoặc không sạch. Hệ quả là phì đại lợi, và nghiêm trọng hơn là gây hủy hoại khoáng men răng.
Ngoại tiêu chân răng (NTCR)
Đây là hệ quả thường gặp trong quá trình chỉnh nha. Hiện tượng này đã được công bố hơn 100 năm như một hệ quả thứ nhất của điều trị chỉnh nha.
(Keim, 2001), Ten Cate (1980) đề cập đến tế bào gây TCR là hủy nha bào, có các đặc điểm tế bào học và chức năng giống hủy cốt bào. TCR bắt đầu xuất hiện chủ yếu ở vùng nén của dây chằng nha chu, nơi mà các sợi dây chằng tan rã bởi hủy nha bào, tạo ra các vùng tiêu ở mức nông với sự xuất hiện của hình ảnh tổ ong. Phản ứng tủy, ngay lập tức với kích thích bên ngoài, là tăng giãn mạch, xung huyết và hình thành canxi tủy. Kaley và cộng sự (1991) cho rằng lực chỉnh nha khiến cement chân răng bị tiêu cục bộ, bộc lộ ngà răng để cho các hủy cốt bào tác động. Tuy nhiên, cement cũng được sửa chữa theo hai cách:
- Sửa chữa nhanh theo chức năng.
- Sửa chữa trì hoãn không chức năng.
Sửa chữa nhanh theo chức năng được đặc trưng bởi sự chuyển dịch cement nhanh với các sợi Sharpey nguyên vẹn. Kiểu sửa chữa này được thấy ở trong tổn thương bề mặt NTCR. Quá trình sửa chữa ở vùng chóp được đặc trưng bởi sử tăng tạo xương răng như một hệ quả thứ phát, lỗ thắt chóp mở ra, lồi cement và sự dịch chuyển của mô tủy về phía vùng kéo giãn, được ưu tiên bởi các vùng bồi đắp ngà thứ phát và có chọn lọc.
Sửa chữa trì hoãn không chức năng có đặc điểm là thiếu vắng sợi Sharpey và sự bồi đắp từ các các cement sửa chữa. Cách này đôi khi thấy ở những tổn thương trung bình và thường thấy ở những trường hợp TCR trầm trọng với phần ngà bộc lộ nhiều. Sự đáp ứng của ngà răng không có ngà thứ phát. Nhiều nghiên cứu trùng hợp chỉ ra rằng các răng dễ bị TCR là:
Nghiên cứu trùng hợp rằng các răng dễ bị tiêu chân răng là
- Răng cửa bên trên hàm dưới
- Răng cửa giữa hàm trên
- Răng cửa hàm dưới
- Chân xa của răng 6 dưới
- Răng 5 hàm dưới
- Răng 5 hàm trên
Một số yếu tố gây ngoại tiêu chân răng
- Các chuyển động qua lại. Đa số các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu chân răng nghiêm trọng có liên quan trực tiếp đến thời gian điều trị. Tiêu chân răng trung bình thường trong các điều trị chỉnh nha trung bình là xấp xỉ 1 mm – 1,5 mm.
- Lực mạnh trong thời gian dài. Đây là lý do tại sao khuyến cáo dùng lực nhẹ và hằng định. Ricketts nói rằng 100g/cm2 là một lực hợp lý.
- Các thói quen. Đẩy lưỡi, cắn móng tay, mút ngón tay.
- Chân răng quá sát xương vỏ. Chúng tôi phải tính toán độ rộng của rìa xương vỏ trước khi bắt đầu điều trị vì di chuyển răng tựa lên bản ngoài hoặc bản trong có thể khởi phát tiêu chân răng hoặc thủng bản xương.
- Chấn thương răng. Di cuyển trong chỉnh nha có thể bắt đầu 4 – 5 tháng sau khi răng bịu chấn thương với lực nhỏ hơn 70g. Linge có đề cập đến việc chân răng chấn thương bị ngắn đi 1,07 mm khi so sánh với răng không chấn thương là 0,64 mm.
- Chủng tộc. Bệnh nhân Châu Á thường ít NTCR hơn bệnh nhân Anglo-Saxon và các nhóm này ít NTCR hơn bệnh nhân da đen.
- Giải phẫu chân răng. Chân răng dài và mảnh hoặc chóp nhọn thường dễ NTCR hơn.
- Độ cắn chìa quá lớn. Bệnh nhân loại II tiểu loại 2 có nguy cơ cao bị TCR do cần thiết đánh lún nhóm răng trước để chỉnh sửa độ cắn phủ và đặt torque để chỉnh sửa việc đổ lưỡi của các răng cửa.
- Kích thước mắc cài. Mắc cài mini thường ít gây NTCR hơn vì khoảng liên mắc cài lớn hơn. Khoảng liên mắc cài càng lớn thì NTCR càng ít xảy ra.
- Sang chấn khớp cắn liên tục. Đặt lực chỉnh nha sai có thể gây ra sang chấn khớp cắn, dẫn đến tiêu chân răng.
- Nang và u.
- Các rối loạn hệ thống và chuyển hóa. Cường tuyến cận giáp, tăng chuyển hóa phosphate.
- Nhiễm trùng quanh chóp.
- Cấy lại răng.
- Chun liên hàm. Việc dùng chun liên hàm tạo ra lực ngắt quãng và qua lại, có liên quan đến NTCR.
- Gen
- Đánh lún răng. Đây là di chuyển răng mạnh mẽ nhất trong chỉnh nha ở mức độ chóp răng; những lực này ảnh hưởng đến tuần hoàn tủy răng và có thể gây hoại tử và canxi hóa. Lực đánh lún không đo được có thể cũng xuất phát từ một răng cứng khớp.
- Nong khớp giữa khẩu cái. Điều trị này có thể phá hủy răng mà hàm nong tựa lên, nó cũng có thể phá hủy chẽ và chóp các răng hàm nhỏ và hàm lớn.
Việc kiểm soát thyroxin sẽ giảm thiểu TCR ở các răng cửa hàm trên, điều này gợi ý rằng chức năng tuyến giáp đóng vai trò lâm sàng quan trọng trong căn nguyên gây TCR; Lobergh và cộng sự (1994) đã kết luận rằng bệnh nhân được bổ sung thyroid (0,5 g) khong thấy có phản ứng phụ và các chân răng có hình thể tốt sau điều trị chỉnh nha.
Răng đã điều trị nội nha thường ít bị TCR do độ đặc tăng và ngà cứng. Các tổn thương ở mô mềm (lợi, niêm mạc và da) rất hay xảy ra trong quá trình chỉnh nha. Phụ thuộc vào loại và vị trí của tổn thương mà có các mức độ khẩn cấp khác nhau. Các tổn thường này thường dễ hạn chế và hồi phục nhanh khi chúng ta loại bỏ các tác nhân gây ra.
Tổn thương trong chỉnh nha ở vùng miệng
-
Viêm lợi
Điều trị chỉnh nha mà không để ý đến vùng quanh răng thì khó có thể chấp nhận được, tiếp đó phải lưu ý cải thiện khớp cắn khi chỉnh nha đồng thời khi điều trị nha chu. Di chuyển răng khi chỉnh nha sẽ tác động tới vùng quanh răng, vì thế chúng ta phải tính tới sự liên quan tới nha chu khui chỉnh nha. Hơn nữa, điều trị chỉnh nha sẽ chỉ cải thiện toàn trạng của bệnh nhân khi vẫn đề viêm nhiễm được kiểm soát. Ngoài khía cạnh về thẩm mỹ, sai lệch khớp cắn là nguyên nhân của nhiều vấn đề nha chu; các khí cụ chỉnh nha cố định là nguyên nhân khiến tình trạng vệ sinh răng miệng tệ đi. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ gây khởi phát tình trạng viêm lợi hoặc viêm quanh răng. Một số nghiên cứu về chủ đề này đã cho thấy mối liên quan giữa bệnh nha chu và việc sử dụng mắc cài.
Sadowsky và BeGole chứng minh rằng tỷ lệ bị viêm quanh răng mức độ trung bình ở bệnh nhân có đeo mắc cài cao hơn bệnh không đeo mắc cài (p<0,05). Hơn nữa, họ cũng chỉ ra rằng tỷ ệ mắc bệnh cao hơn ở những trường hợp nhổ răng. Davies, Shaw, Worthington, M.Andy, Dummer và Kingdon cũng cho rằng mắc cài là thành phần gây tích lũy mảng bám, nhưng việc vệ sinh răng miệng kém của bệnh nhân là nguyên nhân chính của việc tích lũy mảng bám.
Trước khi bắt đầu điều trị chỉnh nha, chúng ta phải sắp xếp một buổi hẹn để hướng dẫn bệnh nhân cách chải răng đúng. Trong buổi hẹn này, chúng ta giải thích cho bệnh nhân thật chi tiết về cách chải răng như thế nào và sử dụng các vật dụng hỗ trợ khác ra sao (như bàn chải kẽ, nước súc miệng, chỉ nha khoa, kem đánh răng, v.v…).
—————
Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.
Website: https://viethungdent.vn
Hotline: 0901 447 969
Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.
Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.
Google Reviews: