Xương và răng hạng I, cắn sâu – Ca lâm sàng 3

Khám tổng quát

Bố mẹ than phiền về hàm răng bệnh nhân dù đều nhưng vẫn bất thường.

Tuổi phát triển: tiền dậy thì.

Tiền sử y khoa: phẫu thuật nhược thị mắt (lazy eye) năm 7 tuổi.

Tiền sử nha khoa: chăm sóc răng định kỳ.

Tiền sử gia đình: anh đã được điều trị chỉnh nha, 2 em sinh đôi đang được điều trị (nhổ 2 R4 trên).

Thói quen xấu: cắn bút và tẩy.

Dạng mặt: tròn, cân xứng.

Tỉ lệ tầng mặt: cân đối.

Khám lâm sàng

Độ lộ răng cửa (H5.1 và 5.2)

Lúc nghỉ: 5 mm

Lúc cười: 9 mm

Hình 5.1: Khuôn mặt bệnh nhân ở tư thế nghỉ
Khuôn mặt bệnh nhân lúc cười, lộ nướu khoảng 3 mm
Hình 5.3: Profile bệnh nhân thẳng, lõm nhẹ

Sơ đồ răng:

Độ cắn chìa (OJ): 4 mm.

Độ cắn phủ (OB): 8 mm, cắn sâu, răng cửa dưới chạm nướu khẩu cái.

Đường giữa: đường giữa hàm trên trùng đường giữa mặt, đường giữa hàm dưới lệch (T) 3 mm.

Hình 5.4

Phần hàm bên (P): Răng cối gần hạng I, răng nanh hạng I, đường cong Spee sâu.

Hình 5.5

Phần hàm lớn bên (T): Răng cối hàng I, răng nanh chưa xác định, đường cong Spee sâu.

Hình 5.6

Cung răng hàm trên dạng thuôn (tapered), chữ U, khá cân xứng, R23 mọc lệch ngoài.

Hình 5.7

Cung răng dưới dạng thuôn (tapered), răng cửa dưới chen chúc và R43 thiếu chỗ.

Hình 5.8

Khám chức năng

Độ há miệng tối đa: 35 mm.

Khớp cắn trung tâm và tương quan trung tâm trùng nhau.

Biên độ vận động tối đa: qua phải = 8 mm, qua trái = 7 mm, ra trước = 4 mm.

Khám khớp thái dương hàm chưa phát hiện bất thường.

Chiều dài chân răng, mô nha chu bình thường so với độ tuổi.

Lồi cầu bình thường.

Hình 5.9

Nền xương hạng I, góc mặt phẳng hàm dưới hơi mở, trục răng cửa hàm trên và hàm dưới dựng đứng, cắn sâu và chen chúc răng cửa dưới.

XEM THÊM:  Răng khôn mọc ngầm: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Hình 5.10: Phim sọ nghiêng
Bảng 5.1: Các thông số quan trọng đo được trên phim sọ nghiêng

Chi tiết điều trị

Mục tiêu điều trị bao gồm nới rộng cung răng kèm thêm mài kẽ (nếu cần), giải cắn sâu và sắp đều răng.

Lần hẹn đầu tiên và lần thứ 2

Đặt thun tách kẽ trước đó 1 tuần, sau đó thử khâu và làm khí cụ Quad-helix. 2 tuần sau, kích hoạt và gắn Quad-helix. Gắn mắc cài lên các răng còn lại hàm trên (ngoại trừ răng sữa và R12 chưa mọc đủ, R23 còn lệch cao), đi dây 016 NiTi, đặt lò xo đóng từ R4 đến R cửa mỗi bên.

Hình 5.13
Hình 5.14: Lò xo được đặt nhằm mục đích giữ khoảng.
Hình 5.15
Hình 5.16: Quad- helix hàm trên

Hàm dưới được gắn khâu/mắc cài toàn bộ, đi dây 016 NiTi, đặt lò xo đóng giữa R34 – 32.

Hình 5.17: Lò xo đóng giữa R34 và 32 là để giữ khoảng

Lần hẹn 3

4 tuần sau, đi dây 16×22 NiTi cho cả hàm trên và hàm dưới. Nhổ các răng nanh sữa. Đặt 1 lò xo mở giữa R32 – 34 để tạo chỗ cho răng nanh. Giữ nguyên lò xo đóng hàm trên nhằm mục đích giữ khoảng.

Hình 5.18: Lò xo mở giữa R32 – 34 nhằm tạo chỗ cho răng nanh và để đẩy đường giữa hàm dưới qua (P)
Hình 5.19
Hình 5.20: Kích hoạt mở khoảng giữa R32 – 34 với lò xo mở
Hình 5.21: Hình dạng cung răng hàm trên đã thay đổi sau khi kích hoạt nới rộng với Quad-helix
Hình 5.22: Các răng cửa dưới tương đối thẳng hơn

Hình 5.18. Lò xo mở giữa R32 – 34 nhằm tạo chỗ cho răng nanh và để đẩy đường giữa hàm dưới qua (P).

Lần hẹn 4

5 tuần sau, gắn mắc cài lên các răng còn lại hàm trên, đi lại dây 016 NiTi. Đặt 1 lò xo mở giữa R14 – 12 để tạo chỗ cho răng nanh. Cho bệnh nhân đeo thun tam giác 2 bên (thun 3/16”; 4.5 oz) móc từ R5 trên đến R4 + R5 dưới để hỗ trợ chỉnh khớp sớm và ngăn phản lực lún khi kéo R23 xuống.

Hình 5.23
Hình 5.24: Kích hoạt lò xo mở giữa R14 – 12 để tạo chỗ cho răng nanh. Đeo thun để hỗ trợ khớp cắn vào lồng múi sớm.
Hình 5.25: Đeo thun để hỗ trợ khớp cắn vào lồng múi và còn để hạn chế phản lực lún khi kéo R23
Hình 5.26
Hình 5.27: Các răng dưới đã thẳng đều

Lần hẹn 5
8 tuần sau, đi dây 17×25 NiTi cho cả hàm trên và hàm dưới. Thay các lò xo mở bằng lò xo đóng nhằm mục đích giữ khoảng. Ngừng đeo thun.

XEM THÊM:  Niềng răng có làm răng bị yếu không?
Hình 5.28: Cắn sâu đã được cải thiện
Hình 5.29
Hình 5.30: R33 đã được tạo đủ chỗ và được thay bằng lò xo giữ khoảng
Hình 5.31 và 5.32

Lần hẹn 6

4 tuần sau, tháo Quad-helix vì có tình trạng cắn chéo do nới rộng quá mức. Bệnh nhân được cho đeo thun cắn chéo (thun 3/16”; 4.5 oz) móc từ mặt ngoài răng cối trên đến mặt trong răng cối dưới.

Hình 5.33
Hình 5.34
Hình 5.35 và 5.36
Hình 5.37 và 5.38

Lần hẹn 7

Cắn chéo đã được điều chỉnh. Gắn mắc cài R13, đi 1 dây phụ (014 NiTi) và giữ nguyên dây chính. Giữ nguyên lò xo giữ khoảng R33. Cho bệnh nhân đeo thun
tam giác (3/16″; 4.5 oz) móc từ R4 hàm trên đến R4 + R5 hàm dưới để chỉnh khớp và tránh phản lực khi kéo R13.

Hình 5.39: Cắn chéo đã được điều chỉnh 1 phần nhờ sự tái phát sau khi tháo Quad-helix
Hình 5.40 và 5.41
Hình 5.42 và 5.43

 

Lần hẹn thứ 8 và 9
4 tuần sau, đi dây 018 NiTi cho toàn bộ hàm trên. Cho bệnh nhân đeo thun tam giác (thun 3/16”; 4.5 oz) móc từ R3 trên đến R4 + R5 dưới để ổn định khớp cắn.

Hình 5.44
Hình 5.45
Hình 5.46: Thun đeo ngược lại với bên (P)
Hình 5.47 và 5.48

Lần hẹn 10

6 tuần sau, chụp lại phim Pano kiểm tra tình trạng chân răng và vị trí R33.

Hình 5.49

Gắn tube cho R7 dưới và đắp GIC lên múi trong R6 trên để nâng khớp. Hàm trên đi dây 17×25 Niti và hàm dưới đi dây 016 Niti. Giữ nguyên lò xo giữ khoảng cho R33.

Hình 5.50
Hình 5.51 và 5.52
Hình 5.53 và 5.54

 

Lần hẹn 11 và 12

7 tuần sau, gắn mắc cài lên R33 đã mọc, mài bỏ nâng khớp. Đi thun chuỗi hàm trên để đóng những khe hở nhỏ. Hàm dưới đi dây 018 NiTi. Cho bệnh nhân đeo thun tam giác (3/16”; 4.5 oz) móc từ răng nanh trên đến R4 + R5 dưới.

XEM THÊM:  Răng thế nào bị coi là khớp cắn ngược?

6 tuần sau lần hẹn thứ 11, định vị lại mắc cài hàm dưới. Thay thun chuỗi hàm trên và tiếp tục đeo thun tam giác như cũ.

Lần hẹn 13

5 tuần sau, định vị lại mắc cài hàm dưới, đi dây 17×25 NiTi. Cho bệnh nhân đeo thun hướng hạng II (3/16″; 4.5 oz) móc từ răng nanh trên đến R5 + R6 hàm dưới để ổn định khớp cắn.

Hình 5.55 thay chun chuỗi hàm trên
Hình 5.56 và 5.57: thay chun chuỗi hàng II
Hình 5.58 và 5.59

Lần hẹn 14

5 tuần sau, cắt bớt cung dây hàm trên đoạn phía sau, chỉ giữ lại vùng răng cửa. Đi thun chuỗi từ R12 – 22. Cho bệnh nhân đeo thun ổn định khớp cắn (thun 3/8″; 4.5 oz).

Hình 5.60: Cắn sâu và đường giữa hàm dưới đã được cải thiện đáng kể
Hình 5.61 và 5.62

Đi thun chuỗi từ R12 – 22. Cho bệnh nhân đeo thun ổn định khớp cắn (thun 3/8”; 4.5 oz).

Lần hẹn 15

8 tuần sau, tháo mắc cài và lấy dấu làm hàm duy trì. Quá trình điều trị kết thúc sau 19 tháng. Kiểm tra theo dõi khớp cắn trong tháng đầu tiên sau khi tháo mắc cài và sau đó mỗi 3 tháng, trong vòng 1 năm đầu.

Răng cối và răng nanh đều đạt hạng I, khớp cắn sâu đã được cải thiện.

Hình 5.63 và 5.64

Profile mặt của bệnh nhân vẫn hơi lõm do cằm quá nhô.

Hình 5.65
Hình 5.66
Hình 5.67 và 5.68
Hình 5.69 và 5.70

Bệnh nhân được khuyến cáo nhổ răng khôn về sau.

Hình 5.71
Hình 5.72
Hình 5.73: Kết quả chồng phim (trước điều trị: đường màu đen và sau điều trị: đường màu đỏ) cho thấy sự phát triển theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, góp phần cải thiện cắn sâu, ngoài ra còn làm răng độ nghiêng các răng cửa cũng giúp cải thiện độ cắn sâu.
Bảng 5.3: So sánh các thông số quan trọng trước và sau khi điều trị
Hình 5.74: Trước điều trị
Hình 5.75: Sau điều trị

Nguồn: Atlas of Orthodontics – Marjan Askari, Standley A. Alexander.

—————

Hotline: 0901 447 969
Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.
Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *