Răng mọc ngầm là những răng vẫn nằm trong xương hàm dù đã quá tuổi mọc răng. Răng ngầm được bọc bởi túi mầm răng. Đây thường là những răng không thể tự mọc lên do sự cản trở của răng khác.
Dấu hiệu răng mọc ngầm
Với răng hàm lớn thứ 3 hay còn gọi là răng khôn, đây là răng hay có tỷ lệ mọc ngầm cao nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ răng khôn mọc ngầm chiếm khoảng 72% dân số, độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi thường sẽ có ít nhất một chiếc răng khôn mọc ngầm, thường gặp ở hàm dưới hơn hàm trên. Răng khôn mọc ngầm xảy ra do thiếu khoảng trống để mọc lên hoặc nằm ở vị trí bất thường. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng răng miệng do các răng bị nhiễm trùng biểu hiện bằng đau và sưng, biến chứng thần kinh (đau, tê bì), biến chứng nặng có thể phá hủy các răng và xương bên cạnh, nguy hiểm đến tính mạng.
Cách điều trị tốt nhất hiện tại là thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các răng mọc ngầm. Chỉ định nhổ chiếm khoảng 90% các trường hợp (có biến chứng hoặc chưa có biến chứng) sẽ giúp loại bỏ nguy cơ. Tuổi nhổ răng từ 16 đến 18 tuổi là thuận lợi nhất vì đây là thời điểm chân răng đã hình thành được 2/3 chiều dài.
Răng nanh
Răng gặp tỷ lệ mọc ngầm cao thứ 2 là răng nanh hay răng số 3. Răng nanh được gọi là mọc ngầm khi nó không mọc ra ngoài xương hàm và chỉ nhìn thấy trên phim X quang. Răng nanh ngầm chiếm tỉ lệ cao thứ 2 chỉ sau các răng khôn. Tỷ lệ trung bình chiếm khoảng 2-3% dân số. Khác với răng khôn thường gây ra các tai biến sưng đau. Làm bệnh nhân phiền toái phải đến khám, việc phát hiện các răng nanh mọc ngầm lại khá thường gặp ở các bệnh nhân đến khám chỉnh nha. Tỷ lệ này lên đến 22,4%, thường gặp ở nữ hơn ở nam.
Răng nanh mọc ngầm ít gây ra các tai biến gây phiền toái như răng khôn mà chủ yếu gây ra các sai lệch về khớp cắn và đặc biệt là thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Những dấu hiệu có thể gợi ý răng ngầm
Chậm mọc răng nanh vĩnh viễn hoặc sự tồn tại kéo dài của răng nanh sữa ở trẻ trên 14-15 tuổi.
Không sờ thấy răng nanh trong miệng dọc theo vùng xương ổ răng; hoặc xuất hiện ụ nanh bất đối xứng khi sờ vùng xương ổ răng.
Sự xuất hiện gồ phía khẩu cái (có thể nghĩ đến răng nanh ngầm nằm lệch phía trong).
Răng cửa bên chậm mọc, hoặc có vị trí mọc bất thường như nghiêng xa hoặc mọc xiên.
Điều trị răng ngầm
Cần có sự phối hợp giữa các chuyên ngành chỉnh nha, phẫu thuật, nha chu. Việc lên kế hoạch điều trị theo yếu tố trên bệnh nhân: tiền sử y khoa, tuổi, khả năng phối hợp điều trị. Yếu tố tại răng như sự tồn tại của răng sữa. Vị trí và giai đoạn phát triển của răng ngầm, những cản trở tới quá trình mọc răng.
Điều trị chủ yếu cho một răng ngầm: nhổ răng ngầm. Điều trị không nhổ răng bao gồm nắn chỉnh răng tạo khoảng và phẫu thuật bộc lộ kéo răng ngầm.
Trong ba phương pháp với phương pháp điều trị bảo tồn giúp hạn chế sự mất răng và thẩm mỹ. Tuy nhiên bệnh nhân cần được phát hiện sớm và điều trị đúng chuyên khoa. Tránh để răng ngầm kịp gây ra các biến chứng. Ngày nay, cùng với việc phát triển về chuyên môn cũng như khí cụ, vật liệu nha khoa. Răng ngầm ngày càng được điều trị bảo tồn nhiều hơn.
Trên đây là 2 loại răng ngầm với tỷ lệ gặp cao thường gây ra nhiều phiền toái. Tùy vào từng vị trí răng ngầm mà cách xử trí hoàn toàn khác nhau. Với răng khôn (răng số 8) ưu tiên nhổ bỏ, còn với răng nanh (răng số 3) lại ưu tiên điều trị bảo tồn. Cả hai loại răng ngầm này cần phát hiện sớm để tránh gây các biến chứng phức tạp.
—————
Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.
Website: https://viethungdent.vn
Hotline: 0901 447 969
Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.
Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.
Google Reviews: