Các Biện Pháp Phòng Tránh Sâu Răng Trong Quá Trình Chỉnh Nha
Chỉnh nha là một trong những phương pháp điều trị khớp cắn và thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó có sâu răng. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân và cách phòng tránh.
1. Nguyên nhân
Bề mặt răng thường bị mài mòn do ảnh hưởng khí cụ chỉnh nha, các răng di chuyển sẽ khiến bề mặt bị mài mòn. Axit từ thức ăn sẽ tấn công tại điểm bị mòn.
Sau khi trải qua quá trình siết răng, lực kéo của khí cụ tác động đột ngỏ đến răng làm cho lợi bị tụt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng.
Chỉnh nha sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Các mảng bám, cặn thức ăn dễ bị dính vào khí cụ chỉnh nha. Quá trình vệ sinh răng miệng sẽ mất thời gian và bất tiện, nếu không vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ và thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn được hình thành, sinh sôi và dẫn tới sâu răng cũng như các bệnh về răng miệng khác.
2. Biểu hiện
Những biểu hiện:
- Trên bề mặt răng cũng như quanh khí cụ xuất hiện dày đặc các mảng bám
- Xoang sâu trên bề mặt răng, tại vị trí tiếp xúc giữa khí cụ và răng
- Sâu răng tại khu vực cổ răng
- Hơi thở nặng mùi
- Ăn uống thấy ê buốt, răng nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc quá lạnh.
3. Tác hại khi chỉnh nha bị sâu răng
Sâu răng khi chỉnh nha không chỉ gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng mà còn làm ảnh hưởng tới kết quả niềng răng. Cụ thể:
Răng bị suy yếu, nguy cơ cao bị: mòn, mẻ, vỡ, hư tủy, viêm chân răng, mất răng,…
Răng sâu làm lây lan ra các răng bên cạnh, tấn công răng từ bên trong ra bên ngoài,… ảnh hưởng tới quá trình ăn uống do những cơn đau nhức, ê buốt, ăn không ngon, nhai không kỹ còn có thể mắc các bệnh về tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến chất lượng chỉnh nha sau niềng vì răng bị yếu, lực khí cụ tác động vào răng có thể gây ra những sự cố không mong muốn, răng khi tháo niềng không đẹp như ý muốn.
4. Xử lý sâu răng khi chỉnh nha
Bị sâu răng sau khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tháo khí cụ ra để điều trị răng bị sâu trước, tuy nhiên cách xử lý này chỉ áp dụng đối với nắp hàm trám, không nên bọc răng sứ bởi sau khi điều trị xong, niềng răng lại sẽ khiến răng sứ có nguy cơ cao bị vỡ mẻ.
Làm sạch bề mặt răng, răng bị sâu, tiến hành trám 1 lượng lên vết sâu để cố định, ngăn ngừa sự phát triển, tái bám của vi khuẩn, sự tấn công của axit do thức ăn, đồng thời giúp răng ổn định để chỉnh nha.
Nên lựa chọn phòng khám, cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn trong quá trình niềng răng cũng như phát hiện, xử lý các vấn đề răng miệng trước khi niềng.
5. Làm thế nào để phòng tránh bị sâu răng khi niềng răng?
5.1 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Chăm sóc răng đang chỉnh nha vốn rất quan trọng, bởi điều này giúp loại bỏ các thức ăn thừa và mảng bám ở răng. Chú ý, đánh răng cần chải kỹ càng cả mặt trong và mặt ngoài răng. Cùng với đó, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn mắc ở kẽ răng, súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để diệt sạch vi khuẩn.
5.2 Duy trì thói quen ăn uống khoa học
Nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ uống có ga,màu thực phẩm,…
5.3 Kiểm tra, thăm khám răng định kỳ
Thường xuyên kiểm tra, tái khám răng miệng là điều cần thiết, đặc biệt với những ai niềng răng để bác sĩ có thể phát hiện kịp thời và điều trị. Khi vi khuẩn mới bắt đầu xâm nhập, đồng thời nắn chỉnh khí cụ để răng vào đúng vị trí như ý muốn.
—————
Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.
Website: https://viethungdent.vn
Hotline: 0901 447 969
Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.
Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.
Google Reviews: