Chỉnh nha, hay còn gọi là Niềng răng đang ngày càng phổ biến do mọi người mong muốn một hàm răng đều đặn, cải thiện các vấn đề sai khớp cắn. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình chỉnh nha, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số biến chứng bởi khác khí cụ hay tay nghề bác sĩ, và cũng như cơ địa bản thân. Dù nguyên nhân nào tạo nên biến chứng trong chỉnh nha, và cần phải được xử lý tức thời.
Những biến chứng thường gặp trong chỉnh nha
Đau và khó chịu trong sinh hoạt hay ăn uống: là triệu chứng mà 100% người niềng răng sẽ gặp phải. Bắt đầu từ khi bác sĩ siết răng, đi dây cung… kéo dài 3-5 ngày sẽ tự động hết.
Biến chứng niêm mạc môi, má, lưỡi…do các mắc cài hay đầu dây cung cọ xát gây nên, có thể dùng sáp chỉnh nha phủ lên các khí cụ này. Nên lựa chọn những đồ ăn mềm, cắt nhỏ thức ăn để tiện cho việc ăn uống.
Những biến chứng bất thường trong chỉnh nha
Sâu răng viêm lợi
Nguyên nhân là do bệnh nhân vệ sinh không sạch sẽ, gây tích tụ vi khuẩn. Thường khi đeo niềng, răng và mô lợi ở các vùng gần dây cung, mắc cài rất khó để làm sạch. Vụn thức ăn có thể lưu lại lên răng, tích tụ mảng bám, gây sâu răng viêm lợi.
- Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, hoặc sau các bữa ăn chính.
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm nước,..
- Sử dụng nước xúc miệng, kem đánh răng có chứa thành phần fluoride để ngăn ngừa sâu răng.
Dị ứng mắc cài, cao su
Tỷ lệ dị ứng này thường rất ít gặp, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ trước khi chỉnh nha.
Các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác như niềng răng bằng khay trong suốt, hoặc các vật liệu thay thế như mắc cài sứ, thun không chứa thành phần cao su… Tránh các biến chứng nguy hiểm do dị ứng gây ra.
Xem thêm: Các Tổn Thương Cấp Cứu Trong Quá Trình Điều Trị Chỉnh Nha
Tiêu chân răng
Là hiện tượng chân răng bị tiêu ngắn lại trong quá trình niềng răng. Đây là biến chứng hầu như hay xảy ra do lực di chuyển răng, sự hoạt động quá mức của các yếu tố hủy cốt bào và tạo cốt bào.
Thông thường chân răng sẽ tiêu khoảng 1-2mm, và không hề ảnh hưởng gì đến kết quả cuối cùng cũng như sức khỏe của răng.
Tuy nhiên nếu nha sĩ sử dụng lực quá mạnh hay quá trình niềng răng quá lâu, có thể khiến chân răng biến chứng nhiều hơn, tiêu nhiều hơn, có thể lớn hơn 1 nửa so với chiều dài chân răng ban đầu. Ảnh hưởng đến tuổi thọ sau này của răng.
Cứng khớp
Là tình trạng hợp nhất của chân răng và xương ổ răng. Răng bị cứng khớp sẽ không di chuyển được bằng lực chỉnh nha, trong khi các răng còn lại vẫn di chuyển bình thường dẫn đến sự sắp xếp không như mong muốn.
Biến chứng có thể do răng bạn đã có tiền sử chấn thương hoặc từng cấy chuyển tự thân. Nên đề xuất với nha sĩ để chụp X-quang trước khi thực hiện niềng răng.
Vì khi gặp răng cứng khớp không thể di chuyển, bạn phải nhổ và cấy chân răng nhân tạo sau khi kết thúc chỉnh nha hoặc phẫu thuật di chuyển cả khối xương ổ.
Chân răng bị bật ra khỏi xương hàm
Đây cũng là tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân do nha sĩ sử dụng lực quá mạnh, hệ thống đặt sai lực khiến răng mất torque.
Nhiều bệnh nhân với mong muốn đẩy nhanh tốc độ chỉnh nha, điều này rất không nên. Mỗi người lại có cơ địa khác nhau, nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để giảm tối đa biến chứng.
Biến chứng ảnh hưởng khớp Thái Dương Hàm
Chỉnh nha có thể ảnh hưởng đến rối loạn hệ thống cơ nhai, rối loạn hệ thống khớp Thái Dương nếu nha sĩ không thiết lập được khớp cắn chức năng sau điều trị.
Bệnh nhân nên khám sàng lọc khớp trước khi niềng răng.
Khi đeo niềng nếu có biến chứng về khớp, phải điều trị và kiểm soát khớp ổn định rồi mới tiếp tục thực hiện di chuyển răng.
Tái phát sau khi kết thúc chỉnh nha
Là biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh nhân không tuân thủ theo dặn dò của bác sĩ. Các răng sẽ rất dễ di chuyển về vị trí ban đầu, đặc biệt là thời gian ngay sau khi tháo niềng, lúc đó khớp cắn có thể chưa ổn định.
- Nên đeo hàm duy trì thường xuyên
- Ăn thức ăn mềm ban đầu
- Quay lại tái khám 6 tháng 1 lần
Những biến chứng có thể gặp trong quá trình chỉnh nha rất hiếm gặp. Tuy nhiên cũng sẽ có những biến chứng nặng nề hơn, bạn cần tìm hiểu thật kĩ và lựa chọn nha sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Cùng với sự hợp tác của chính bạn và nha sĩ để tránh tối đa các biến chứng.