THUN LIÊN HÀM VÀ KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP
Các loại thun liên hàm
Thun liên hàm thường được phân thành nhiều loại như thun Loại II, Loại III, thun dọc, thun tam giác, thun chéo. Dựa trên mục đích và kích cỡ lumen như 1/8 inch, 3/16 inch, 1/4 inch hay 5/16 inch và dựa trên lực mà chúng cung cấp như lực nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh.
Cách thức tốt nhất để lựa chọn loại thun tối ưu là đọ lực mà thun giải phóng giữa các điểm gắn bằng thước đo lực. Lực sẽ thoái giảm một chút đúng vào thời điểm giãn lực của vật liệu. Đôi khi điều này xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn khi bệnh nhân há và ngậm miệng một vài lần. Vậy nên, Nha sĩ cần lựa chọn loại thun phù hợp.
Kỹ thuật sử dụng thun liên hàm trong các trường hợp thường gặp
Các thun loại II và loại III được sử dụng nhiều nhất. Thun loại II được kéo từ móc của răng hàm lớn hàm dưới đến vùng răng nanh hoặc răng cửa bên hàm trên.
Cách mắc thun này có thế được sử dụng cho một vài mục đích như di xa răng nanh, kéo răng hàm lớn hàm dưới ra trước, kéo lùi các răng cửa hàm trên và di xa các răng hàm lớn hàm trên.
Có thể di xa răng nanh trên các dây SS tròn 0.016 inch bắt đầu với thun nhẹ 1/4 inch. Tiếp tục với thun 1/4 inch mạnh khi răng di chuyển trên dây 0.016×0.016 inch và kết thúc với thun mạnh 3/16 inch. Kéo răng hàm lớn ra trước nên được thực hiện trên các dây cung chữ nhật như dây SS 0.016×0.022 inch hoặc 0.017×0.025 inch, do những cung này đủ cứng (coi như rãnh mắc cài là 0.018 inch) để kháng lại sự nghiêng gần của các răng hàm lớn.
Nguyên lý
Bởi lực của các thun loại II được đặt theo chiều xiên chéo giữa khối răng sau của hàm dưới và khối răng trước của hàm trên nên nó có cả hai thành phần lực theo hướng dọc và hướng ngang. Thành phần theo hướng dọc có xu hướng làm trồi các răng nanh và răng cửa hàm trên và khối răng sau hàm dưới. Sử dụng quá mức thun loại II lực mạnh có thể làm cho mặt phăng khớp căn xoay theo chiều kim đồng hồ, di chuyển các răng hàm lớn hàm dưới lên trên và các răng cửa hàm trên xuống dưới. Kết quả trên lâm sàng biểu hiện cắn sâu và xương hàm dưới xoay theo chiều kim đồng hồ.
Trên thực tế, độ lớn của thành phần hướng dọc của thun loại II tăng lên khi há miệng cỡ 25mm. Giá trị lực giải phóng do các thun loại II khác nhau lên hàm trên và hàm dưới với biên độ há miệng khác nhau.
Kỹ thuật sử dụng thun liên hàm đối với trường hợp sai khớp cắn hạng II và III
Đối với các bệnh nhân hạng II hoặc hạng III trong giai đoạn bộ răng hỗn hợp, có thế sử dụng cơ học cung 2×4 để có được độ cắn trùm và cắn chìa phù hợp. Ở giai đoạn muộn của bộ răng hỗn hợp, việc sử dụng các thun loại II và loại III sau khi các răng hàm sữa thứ hai rụng có thể làm các răng hàm lớn thứ nhất nghiêng ra trước, chiếm khoảng và ngăn cản đường mọc lên của các răng hàm nhỏ thứ hai.
Nếu việc kéo thun liên hàm là cần thiết, khoảng trống này cần phải được duy trì. Bẻ step ở phía gần của ống răng hàm lớn và phía xa của mắc cài răng hàm nhỏ thứ nhất có thể dễ dàng giữ cho khoảng này mở tới lúc răng hàm nhỏ thứ hai mọc lên. Thay cho việc bẻ step, có thể đặt một lò xo mở giữa hai mắc cài.
Các tác động không mong muốn khi sử dụng thun liên hàm
Đối với trường hợp góc hàm cao
Với các trường hợp góc hàm cao, sử dụng quá mức các thun lực mạnh làm trồi răng hàm lớn có thể dẫn tới trồi các răng hàm lớn hàm dưới, do vậy làm mở khớp cắn. Kết quả là xương hàm dưới xoay theo chiều kim đồng hồ, cằm di chuyển xuống dưới ra sau, kiểu mặt nghiêng trở nên lồi hơn (soft tissue profile).
Để làm giảm thiểu tác động bất lợi này, cần phải làm giảm thành phần lực theo hướng dọc hoặc tăng thành phần lực theo hướng ngang của lực thun bằng cách kéo thun từ răng hàm lớn thứ hai đến móc nằm giữa răng nanh và răng cửa bên hàm trên hoặc các răng cửa bên. Điểm đặt lực của thun loại II lên ống răng hàm (molar tube) ảnh hưởng đáng kể đến sự di chuyển của răng hàm lớn.
Nếu thun được kéo từ đầu tận của dây cung ở phía xa các ống thì khoảng cách giữa đường tác động lực và tâm cản tăng lên, dọ vậy làm tăng mô men làm nghiêng răng. Để tránh gặp phái tác động này, thun loại II phải được gắn với móc ở phía gần của ống răng hàm.
Đối với trường hợp răng hàm lớn bị trồi, bị xoay
Mang thun liên hàm loại II quá mức có thể làm cho răng hàm lớn bị trồi, nghiêng trong và xoay gần trong. Để tránh tác động này ta có thể bẻ toe-in trên dây chữ nhật SS và giảm lực thun xuống. Dây chữ nhật cứng sẽ duy trì kích thước theo chiều ngang của cung răng bằng cách loại trừ khuynh hướng nghiêng vào trong của các răng hàm lớn.
Đối với trường hợp răng cửa hàm dưới bị nhô ra trước
Một tác động bất lợi không mong muốn khác đó là các răng cửa hàm dưới bị nhô ra trước. Tránh được tác động này là rất quan trọng vì khi đó độ nghiêng ngoài – trong của các răng cửa hàm dưới đã đạt tới hạn và xương vỏ phía trước mỏng. Các răng cửa ngả thêm ra trước có thể gây tụt lợi phía ngoài.
Để tránh làm ngả các răng cửa ra phía trước, có thế đặt torque chân răng ra ngoài trên các dây SS chữ nhật và giảm cả thời gian đeo và cường độ lực của thun liên hàm.
Thun liên hàm là một công nghệ tiên tiến và hiệu quả trong việc điều chỉnh cấu trúc răng. Việc sử dụng thun liên hàm giúp giảm thiểu sự khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân so với các phương pháp truyền thống. Đồng thời, cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị chỉnh nha, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, việc áp dụng kỹ thuật sử dụng thun liên hàm trong chỉnh nha yêu cầu sự chuyên môn và kỹ năng từ phía Nha sĩ. Hy vọng, bài viết trên giúp ích được một phần nào cho Quý Bác sĩ tiến xa hơn trong công việc điều trị.
VIỆT HÙNG GROUP
Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.
Website: https://viethungdent.vn
Hotline: 035 766 7779
Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.
Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.
Google Reviews: Google.com/reviews