Kỹ thuật lấy dấu thay đổi tùy việc chọn vật liệu lấy dấu. Chọn vật liệu nào là do phân tích những dữ kiện lâm sàng cung hàm cần lấy dấu. Có 3 trường hợp:
a. Hoặc cấu trúc giải phẫu bình thường, với một nền xương có hình dạng bình thường, xơ niêm chắc và dính, niêm mạc tự do không gấp nếp, có đáy hành lang rõ; trường hợp này có thể dùng thạch cao hay alginate để lấy dâu.
b. Hoặc nền xương tiêu nhiều với xơ- niêm dính nhưng có nhiều niêm mạc tự do gấp nếp (thường là hàm dưới), khi ấy thường cần dùng một vật liệu nén để đẩy các cơ quan cận- phục hình và làm căng niêm mạc tự do; trường hợp này dùng alginate đặc hay silicone độ nhớt trung bình để lấy dấu.
c. Hoặc nền tựa có những sống hàm phập phều, cần phải dùng một vật liệu lỏng để không làm biến đổi vị trí, trong trường hợp này người ta thích dùng thạch cao hơn.
Sau khi đã chọn khay và vật liệu lấy dấu, tiến hành lấy dấu với mục tiêu chủ yếu là đạt được hình ảnh chính xác, không biến dạng của các vùng sống hàm, triền má và triền lưỡi, vùng chịu thứ cấp, hành lang. Nên lấy dấu hàm dưới trước vì thường không gây phản xạ nôn. Cách này góp phần giúp bệnh nhân bớt lo lắng khi lấy dấu.
Quy trình lấy dấu
Giai đoạn 1
Chọn khay lấy dấu, điều chỉnh khay trong miệng, kéo dài bờ bằng hợp chất nhiệt dẻo nếu cần, dán vật tạo lưu ( băng dính, keo dán) tùy theo vật liệu chọn và loại khay lấy dấu. Một trong những bất tiện của khay lấy dấu bán sẵn là bờ khay thường chạm vào các quan cận phục hình. Một phương pháp rất tốt là giữ các bờ này bằng cách xa đáy hành lang nhờ những vật chêm giữ khoảng ( hình 13).
Giai đoạn 2
Sửa soạn khoảng trống cho khay lấy dấu. Cắp sát thành một miếng dài, rông 1cm để cuộn thành 3 hay 4 miếng chêm giữa khoảng. Sau khi làm mềm một đầu sáp chêm bằng ngọn lửa, lần lượt đặt thẳng đứng vào trong phần trũng của khay lấy dấu tại vùng răng nanh và răng cối lớn thứ nhất. Để dính chắc, dán thêm sáp lỏng vào. Kế đó dùng đèn Hanua thổi nóng đầu kia của sáp chêm rồi đặt khay vào miệng. Khay được đặt vào miệng thật ngay ngắn, rồi ấn xuống với lực có kiểm soát sao cho bờ của khay được giữ cách đáy hành lang khoảng 5mm. Phương pháp này rất tốt cho sinh viên mới bắt đầu học, dù là sử dụng vật liệu nào.
Giai đoạn 3
Chuẩn bị kỹ lưỡng vật liệu lấy dấu. Dù cho dùng thạch cao hay alginate, cần nói rõ khái niệm “phân lượng đúng” và “độ quánh tốt” chỉ có thể dần dần đạt được nhờ chỉ dẫn của cán bộ giảng (hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất không bao giờ đủ).
Giai đoạn 4
Cho vật liệu vào khay lấy dấu. Khi sử dụng thạch cao, nên dùng bay trộn xi măng trét thạch cao vào miệng tại đáy hành lang, rãnh xương ổ – lưỡi và vòm khẩu cái.
Giai đoạn 5
Đặt khay lấy dấu có vật liệu, ngay ngắn, bắt đầu đưa vào cho đến khi chạm các sáp chêm đồng thời yêu cầu bệnh nhân hơi ngậm miệng để làm chùn cơ vòng của miệng. Kéo nhẹ môi, không tạo lực, để cho vật liệu hoàn toàn đến vị trí trong đáy hành lang phía trước. Ở phía bên củng kiểm tra như vậy.
Giai đoạn 6
Uốn nắn lại hành lang bằng lực kéo chừng mực ở khóe môi:
- Về phía dưới và phía trước đối với hàm trên: tác động một lực nhẹ phía trước để giới hạn độ dầy của vật liệu ở hành lang phía trước kế đó di động thắng môi về phía bên và theo chiều trục để in dấu đúng vào vật liệu lấy dấu.
- Về phía trên và phía trước đối với hàm dưới: yêu cầu bệnh nhân đưa lưỡi về phía má bên trái và bên phải rồi kết thúc bằng cách thè lưỡi vừa phải trong mặt phẳng đứng dọc (những vận động này góp phần tạo hình vành khít dưới lưỡi và đánh dấu vị trí của thắng lưỡi).
Giai đoạn 7
Giữ khay bằng tay trong khi vật liệu “đóng” mà không tạo lực (3 đến 5 phút).
Giai đoạn 8
Lấy dấu ra
Giai đoạn 9
Rửa dấu, sát trùng và làm khô
Giai đoạn 10
Phân tích dấu. Một số điểm tạo nên những mốc ranh giới nhất thiết phải quan sát được trong dấu, nếu không phải lấy dấu lại. Đó là:
- Ở hàm trên: trũng khẩu cái, rãnh chân bướm-hàm, vùng Eisenring, vị trí các thắng bên và thắng môi, đáy hành lang được xác định tốt;
- Ở hàm dưới: gối hậu nha, túi Fisch, vị trí thắng bên và thắng môi, đáy hành lang được xác định tốt, hốc hậu nha, đường hàm quai, thắng lưỡi.
Phải kiểm tra xem những gì dấu ghi được có tương ứng chính xác với những gì có trong miệng.
Dấu sơ khởi đệm (alginate)
Sức ép của vật liệu quá nén có thể tạo nên những vùng quá lấn và bờ dầy quá mức làm sai lệch dấu. Thường gặp hình ảnh này khi sử dụng alginate. Khi áp dụng kỹ thuật lấy dấu có khoảng hở, dễ dàng điều trị những khiếm khuyết này. Chính xác hơn dễ dàng tối ưu hóa dấu bằng một kỹ thuật khác, đó là dấu sơ khởi đệm.
Trong kỹ thuật này, quan sát trong miệng rồi lần lượt vẽ lại trên dấu đường đáy hành lang thực sự bằng bút chì vẽ da. Khi vẽ xong, dùng dao mổ cắt bờ dấu theo đường song song và phía dưới đường vẽ 2mm, để tạo khoảng hở với đáy hành lang. Mặt khác, những chỗ nào bờ quá dầy đều được gọt bớt để bề dầy còn khoảng mm. Vùng các thắng được mở rộng. Như vậy dấu đã được chuẩn bị. Tạo nên một khay lấy dấu cá nhân thực sự để tiếp nhận alginate rất lỏng.
Để alginate dính tốt hơn lên lớp đầu tiên, thổi kỹ bề mặt dấu và dùng dao mổ cạo bề mặt dấu cho sần sùi. Đối với một số alginate ít dính vào nhau, phun một lớp keo dán alginate có thể có ích. Chuẩn bị alginate lỏng: một lượng bột cho hai lượng nước. Đặt lên mặt dấu cũ một lớp mỏng, rồi đưa toàn thể vào miệng. Sau khi vật liệu đông, lấy dấu ra nhẹ nhàng để tránh tróc lớp alginate đệm. Chất lượng của dấu gần giống chất lượng của dấu lấy bằng thạch cao. Do ghi được những chi tiết tinh vi và không đè lên các mô xung quanh.
Với viết chì vẽ da, vẽ ngay lên dấu giới hạn của đáy hành lang thêm vào dấu:
- Ở hàm trên: đường vẽ giới hạn phía sau là một đường nằm phía sau 2mm. Đường thẳng nối hai rãnh chân bướm – hàm.
- Ở hàm dưới: vẽ đúng giới hạn của đáy rãnh lưỡi – xương ổ
Giai đoạn 11
Đổ mẫu dấu sơ khởi bằng thạch cao thường, có làm sáp hộp hay không tùy theo yêu cầu. Nên nhanh chóng đổ mẫu những dấu lấy bằng Alginate.
—————
Nhà Cung Cấp Vật Liệu Chỉnh Nha, Dụng Cụ Chỉnh Nha & Trụ Implant Hàn Quốc chính hãng.
Website: https://viethungdent.vn
Hotline: 0901 447 969
Trụ sở: Số 3D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.
Chi nhánh: A10 KDC Barya City, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa.
Google Reviews: